Chu kỳ bảo dưỡng ô tô là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ và hiệu suất của chiếc xe. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao xe của mình lại tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn hoặc xuất hiện những tiếng kêu lạ? Câu trả lời có thể nằm ở việc bạn đã bỏ qua các kỳ bảo dưỡng định kỳ. Hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao việc bảo dưỡng ô tô lại quan trọng đến vậy và cách để lập một lịch bảo dưỡng phù hợp cho “xế yêu” của mình.
Chu kỳ bảo dưỡng ô tô là gì?
Chu kỳ bảo dưỡng ô tô là khoảng thời gian hoặc quãng đường nhất định mà bạn nên đưa xe đi kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Việc này giúp đảm bảo xe hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu các hư hỏng bất ngờ. Chu kỳ bảo dưỡng thường được chia thành nhiều mốc tuỳ thuộc vào số km xe đã đi hoặc thời gian sử dụng.

Việc thực hiện chu kỳ bảo dưỡng ô tô định kỳ mang lại nhiều tác dụng rõ rệt:
- Giúp duy trì hiệu suất tối ưu của động cơ và các bộ phận khác.
- Ngăn ngừa sự cố trước khi nó xảy ra, từ đó giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa lớn sau này.
- Tăng cường độ an toàn cho người dùng, đặc biệt là trong những chuyến đi dài hay trong điều kiện thời tiết xấu.
Xem thêm: Công nghệ hiện đại sửa chữa và bảo dưỡng ô tô mới nhất
Hậu quả khi không tuân thủ đúng theo chu kỳ bảo dưỡng
Việc không bảo dưỡng ô tô đúng chu kỳ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn và tài chính của người lái. Cụ thể như sau:
- Gia tăng nguy cơ tai nạn: Khi các bộ phận không được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên chúng dễ xuống cấp. Do đó có thể gặp trục trặc bất ngờ khi di chuyển, làm tăng nguy cơ tai nạn.
- Chi phí sửa chữa cao hơn: Xe không bảo dưỡng sẽ xuống cấp nhanh chóng, dẫn đến việc phải sửa chữa hoặc thay thế nhiều bộ phận. Thậm chí là các bộ phận đắt tiền.
- Giảm hiệu suất và tuổi thọ của xe: Không bảo dưỡng định kỳ khiến hiệu suất xe giảm sút, xe nhanh hao mòn và tuổi thọ ngắn hơn.
- Gây ô nhiễm môi trường: Khi hệ thống khí thải không được kiểm tra xe sẽ dễ phát thải khí độc hại hơn. Từ đó góp phần ô nhiễm không khí.
Cách xác định chu kỳ bảo dưỡng xe ô tô
Chu kỳ bảo dưỡng ô tô được xác định dựa trên số km xe đã đi hoặc thời gian sử dụng. Các nhà sản xuất thường đề xuất lịch bảo dưỡng định kỳ. Ví dụ như thay dầu động cơ sau mỗi 5.000 đến 10.000 km hoặc 6 tháng tùy vào điều kiện vận hành. Chu kỳ bảo dưỡng cụ thể còn phụ thuộc vào tình trạng xe, cách sử dụng và môi trường lái xe. Tuân thủ lịch bảo dưỡng định kỳ giúp xe vận hành an toàn và kéo dài tuổi thọ của các bộ phận.

Một số bộ phận trên xe ô tô cần được bảo dưỡng thường xuyên
Bộ lọc không khí
Nếu bộ lọc không khí trên xe không được vệ sinh thường xuyên, bụi bẩn sẽ tích tụ và làm giảm khả năng lọc. Điều này khiến hỗn hợp khí bị đậm đặc hơn, gây tốn nhiên liệu, giảm hiệu suất xe và làm tăng ô nhiễm môi trường. Vậy nên thay bộ lọc không khí bao lâu là hợp lý? Thời gian thay phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và quãng đường đi.
Thông thường, bạn nên thay bộ lọc sau mỗi 10.000 km. Tuy nhiên, nếu xe di chuyển thường xuyên trên đường nhiều bụi hoặc trong môi trường khắc nghiệt, bạn có thể cần thay bộ lọc sớm hơn khoảng 7.000 km hoặc 5.000 km. Để có thông tin chính xác, hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe hoặc tra cứu thêm trên internet cho từng loại xe cụ thể.

Dầu nhớt động cơ
Dầu động cơ là chất lỏng rất quan trọng giúp các bộ phận bên trong hoạt động trơn tru và giảm nhiệt cho một số chi tiết. Tuy nhiên, theo thời gian dầu sẽ bám bẩn từ các tạp chất bên ngoài làm giảm hiệu quả bôi trơn. Và thậm chí gây mài mòn các bộ phận. Để đảm bảo động cơ luôn hoạt động tốt, việc thay dầu định kỳ là cần thiết.
Quý khách nên thay dầu sau mỗi 5.000 km. Nhưng nhiều xe hiện đại có thể cho phép khoảng cách thay dài hơn từ 8.000 đến 10.000 km. Để biết lịch trình chính xác, bạn có thể tham khảo sách hướng dẫn hoặc tìm thông tin trực tuyến cho từng dòng xe.
Lốp xe
Lốp xe không có thời gian thay cố định mà tùy vào cách sử dụng, quãng đường và tình trạng của lốp. Việc kiểm tra và bảo dưỡng lốp khá đơn giản và có thể tự làm. Bạn có thể tự kiểm tra lốp bằng cách quan sát bởi mắt thường. Nếu thấy các rãnh và gờ lốp đã mòn và độ bám không còn tốt thì đó là lúc cần thay lốp mới.
Má phanh
Phanh là bộ phận quan trọng hàng đầu để đảm bảo an toàn khi lái xe. Nếu bạn cảm thấy phanh có dấu hiệu không còn ăn, hãy kiểm tra ngay để bảo vệ chính mình và người khác trên đường. Không có thời gian cố định cho việc thay má phanh, vì độ bền của chúng phụ thuộc nhiều vào cách bạn lái xe, tình trạng và chất lượng phanh.

Nếu bạn lái tốc độ cao và thường xuyên phanh gấp, má phanh sẽ mòn nhanh hơn. Việc liên tục đạp phanh cũng là nguyên nhân khiến phanh xuống cấp. Vì vậy, khi thấy phanh giảm hiệu quả, hãy đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra ngay. Sử dụng má phanh đã quá mòn không chỉ đe dọa an toàn mà còn có thể làm hỏng đĩa phanh và khiến chi phí sửa chữa tăng cao.
Dấu hiệu cần bảo dưỡng ô tô ngay lập tức
Ngoài lịch trình bảo dưỡng định kỳ, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu cho thấy xe cần được bảo dưỡng ngay lập tức.
Đèn báo trên bảng đồng hồ
Các đèn báo như đèn báo áp suất dầu, đèn báo nhiệt độ, đèn báo phanh đều là những cảnh báo quan trọng.
- Đèn báo áp suất dầu: Nếu đèn này sáng, có thể nghĩa là mức dầu trong động cơ thấp.
- Đèn báo nhiệt độ: Nếu nhiệt độ động cơ quá cao, bạn cần dừng lại và kiểm tra ngay.

Tiếng ồn bất thường
Nếu bạn nghe thấy tiếng ồn lạ từ động cơ hay hệ thống phanh, hãy kiểm tra ngay.
- Tiếng kêu lạ: Có thể do bugi hoặc bạc đạn đã bị hỏng.
- Rung lắc: Khi xe rung lắc bất thường có thể là dấu hiệu của sự cố trong hệ thống treo.
Tiêu hao nhiên liệu tăng
Nếu bạn thấy rằng xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu của lỗi động cơ hoặc các bộ phận khác.
- Kiểm tra bộ lọc gió: Bộ lọc gió bẩn có thể làm giảm hiệu suất động cơ.
- Kiểm tra hệ thống phun xăng: Hệ thống phun xăng không hoạt động hiệu quả có thể dẫn đến tiêu hao nhiên liệu cao.
Chi phí bảo dưỡng định kỳ cho ô tô là bao nhiêu?
Không có một mức chi phí cố định cho bảo dưỡng ô tô vì giá cả sẽ khác nhau tùy theo đại lý, loại dịch vụ và chất lượng sản phẩm. Nguồn gốc và chất lượng của các phụ tùng, phụ kiện này cũng ảnh hưởng đến tổng chi phí. Do đó, chi phí bảo dưỡng sẽ thay đổi theo từng địa điểm và thương hiệu.
Để có sự chuẩn bị tài chính tốt và tiết kiệm thời gian, các chủ xe nên tìm hiểu kỹ về phụ tùng, phụ kiện dự định thay thế. Theo các chuyên gia, bạn nên đến trung tâm bảo dưỡng chính hãng để sử dụng phụ tùng thay thế đúng tiêu chuẩn, phù hợp với xe để đảm bảo độ an toàn và hiệu suất tối ưu.
Tóm lại, chu kỳ bảo dưỡng ô tô là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo chiếc xe của bạn luôn hoạt động ổn định và bền bỉ. Việc tuân thủ lịch bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện và khắc phục sớm các vấn đề kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sửa chữa và tăng tuổi thọ cho xe. Hãy chăm sóc “xế yêu” của mình một cách thường xuyên để có những chuyến đi an toàn và thoải mái.
>>> Xem thêm:
Top 5+ vị trí công việc bảo dưỡng ô tô và mức lương hiện nay